Cộng đồng nghề kế toán Việt Nam Chia sẻ kinh nghiệm nghề kế toán

Công ty niêm yết là gì?

Công ty niêm yết  là công ty công cộng có cổ phiếu được phép mua bán trên các thị trường chứng khoán.

Nguyên lý định giá chứng khoán

– Theo quan điểm đầu tư vào chứng khoán nhằm mục đích sinh lời nên giá trị của mã chứng khoán bằng tổng giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai do chứng khoán đưa lại cho nhà đầu tư.

– Ta có, công thức tổng quát:

Định giá chứng khoán

Định giá trái phiếu

– Trái phiếu: Là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

Bằng chứng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.

Trái phiếu là công cụ nợ dài hạn do Chính phủ hoặc công ty phát hành nhằm huy động vốn dài hạn. Trái phiếu do chính phủ phát hành gọi là trái phiếu chính phủ (government bond) hay trái phiếu kho bạc (treasury bond). Trái phiếu do công ty phát hành gọi là trái phiếu công ty (corporate bond).

Trên trái phiếu bao giờ cũng có ghi một số tiền nhất định, gọi là mệnh giá của trái phiếu. Mệnh giá (face or par value) tức là giá trị được công bố của tài sản. Ngoài việc công bố mệnh giá, người ta còn công bố lãi suất của trái phiếu. Lãi suất mà người phát hành công bố đuợc gọi là lãi danh nghĩa của trái phiếu tức là lãi suất mà người mua trái phiếu được hưởng, nó được tính bằng số tiền  lãi được hưởng chia cho mệnh giá của trái phiếu tuỳ theo thời hạn nhất định.

– Đặc điểm:

            + Chứng khoán nợ

            + Lãi suất cố định

            + Có thời gian đáo hạn

            + Bắt buộc phải thanh toán lãi và nợ khi đến hạn

– Định giá trái phiếu: là xác định giá trị lý thuyết của trái phiếu.

– Cơ sở định giá: Dòng thu nhập do trái phiếu mang lại.

– Nguyên lý: Giái trị của trái phiếu là tổng giá trị hiện tại dòng thu nhập do trái phiếu mag lại trên cơ sở tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư.

+ Trường hợp 1: Trái phiếu vĩnh cửu là trái phiếu không bao giờ đáo hạn. Giá trị của loại trái phiếu này được xác định bằng giá trị hiện tại của dòng tiền hàng năm vĩnh cửu mà trái phiếu này mang lại. Giả sử chúng ta gọi:

  • I là tiền lãi cố định được hưởng mãi mãi
  • Pd là giá trị của trái phiếu
  • rd là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư
  • Thì giá của trái phiếu vĩnh cửu chính là tổng giá trị hiện tại của toàn bộ tiền lãi thu được từ trái phiếu. Công thức xác định giá trị hiện tại của dòng tiền vĩnh cửu do trái phiếu đưa lại như sau:

+ Trường hợp 2: Trái phiếu nắm giữ đáo hạn là loại trái phiếu có xác định thời hạn đáo hạn và lãi suất được hưởng qua từng thời hạn nhất định. Khi mua loại trái phiếu này nhà đầu tư được hưởng lãi định kỳ, thường là hàng năm, theo lãi suất công bố (coupon rate) trên mệnh giá trái phiếu và được thu hồi lại vốn gốc bằng mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn.

Nếu sử dụng các ký hiệu:

  • MV là mệnh giá trái phiếu
  • n là số năm trái phiếu còn lưu hành cho đến khi đáo hạn,
  • Chúng ta có giá trị của trái phiếu bằng tổng giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền thu nhập từ trái phiếu mang lại trong tương lai, được xác định như sau:

+ Trường hợp 3: Trái phiếu có quyền mua lại

+ Trường hợp 4: Trái phiếu trả lãi nửa năm 1 lần

+ Trường hợp 5: Trái phiếu không hưởng lãi hàng năm

Tình huống thực tế:

Công ty cổ phầng F đã phát hành một loại trái phiếu có mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất trái phiếu là 10%/năm, mỗi năm trả lãi một lần vào cuối năm với thời hạn 5 năm. Loại trái phiếu này đã lưu hành 2 năm và trả lãi 2 lần. Hiện trái phiếu này đang được rao bán với giá là 105.000 đồng.

1. Một nhà đầu tư dự tính nếu đầu tư vào trái phiếu trên thì tỷ suất sinh lời đòi hỏi là 9%/năm và nắm giữu cho đến khi đáo hạn. Vậy người đó có nên mua trái phiếu với giá rao bán trên không?

Giải:

* Xác định dòng tiền của chứng khoán tương lai

I = MV x r = 100.000 x 10% = 10.000 đồng/năm

* Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư là rd = 9%

* Giá trị trái phiếu tính được:

  • Với mức giá 102.000 đồng thì nhà đầu tư không nên mua.

2. Nếu nhà đầu tư chỉ có ý định nắm giữ 2 năm rồi bán đi với giá ước tính là 103.000 đồng. Với tỷ suất sinh lời đòi hỏi là 9% thì giá mua nên mua là bao nhiêu?

Giải: Áp dụng công thức, ta có giá nên mua là:

  • Với mức giá 104.280 đồng thì nhà đầu tư không nên mua

Định giá cổ phiếu

Cổ phiếu là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

Bằng chứng được thể hiện dưới nhiều hình thức như: chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.

Cổ phiếu được chia thành 2 loại là cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường.

Định giá cổ phiếu ưu đãi

– Đặc điểm

            + Chứng khoán vốn

            + Cổ tức xác định trước, cố định

            + Không được hưởng quyền biểu quyết, bầu cử, ứng cử

            + Đước phân phối cổ tức trước cổ đông thường

– Định giá cổ phiếu ưu đãi là xác định giá trị lý thuyết của cổ phiếu ưu đãi.

– Cơ sở định giá: Dòng thu nhập do cổ phiếu ưu đãi mang lại.

– Nguyên lý: Giá trị của cổ phiếu ưu đãi là tổng giá trị hiện tại dòng thu nhập do cổ phiếu ưu đãi mang lại trên cơ sở tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư.

– Giá trị cổ phiếu ưu đãi được xác định theo công thức sau:

Tình huống thực tế:

1. Cổ phiếu ưu đãi của công ty HAP hiện đang được bán với giá 11.000 đồng/cổ phần.

2. Cổ tức mà công ty HAP trả cho cổ đông với tỷ lệ cổ tức10% trên mệnh giá là 10.000 đồng.

Với tỷ suất sinh lời đòi hỏi là 9%, nhà đầu tư có mua cổ phần ưu đãi của Công ty HAP không?

Giải: Áp dụng công thức trên ta có:

  • Với mức giá 11.111 đồng/ cổ phiếu thì nhà đầu tư nên mua cổ phiếu ưu đãi này.

Định giá cổ phiếu thường

– Đặc điểm:

            + Chứng khoán vốn

            + Cổ tức phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh

            + Có quyền biểu quyết, bầu cử, ứng cử vào HĐQT

            + Chịu trách nhiệm đối với khoảnnợ công ty trên phần vốn góp

– Định giá giá cổ phiếu thường: là xác định giá trị lý thuyết của cổ phiếu thường.

– Cơ sở định giá: Giá trị của cổ phiếu thường là tổng giá trị hiện tại dòng thu nhập do cổ phiếu thường mang lại trên cơ sở tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư.

– Cổ phiếu thường được xác định theo công thức tổng quát sau:

+ Trường hợp 1: Không tăng trưởng cổ tức (g=0)

Pe = d/re

+ Trường hợp 2: Cổ tức tăng trưởng ổn định là g

+ Trường hợp 3: Cổ tức tăng trưởng khác nhau. Thôgn thường, để đơn giản hoá ta chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Tỷ lệ tăng trưởng là g khác nhau; Giai đoạn 2: Tỷ lệ tăng trưởng ổn định là g. Ta có:

Tình huống thực tế:

Đầu năm ông Lãi có ý định đầu tư vào cổ phiếu của công ty cổ phần Vạn Xuân, giá thị trường hiện hành của loại cổ phiếu này là 19.500 đồng/cổ phần. Ông Lãi có thêm tài liệu đáng tin cậy như sau:

+ Mức trả cổ tức mà công ty đã trả cho cổ đông thường năm trước (N-1) là 1.500 đồng/cổ phần.

+ Chính sách cổ tức của công ty dự kiến như sau: Trong 3 năm tới (N, N+1, N+2) mức cổ tức tăng hàng năm là 5%, 6%, 7%. Những năm tiếp theo duy trì mức tăng cổ tức hàng năm là 6%.

Theo anh/chị, ông Lãi có nên đầu tư vào cổ phiếu của công ty này không?

Biết rằng: Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của ông Lãi là 15%/năm

Giải: Theo công thức trên ta có:

d1 = 1.500 (1+ 5%) = 1.575

d2 = 1.575 (1+ 6%) = 1.669,5

d3 = 1.669,5 (1+ 7%) = 1.786,4

d4 = 1.786,4 (1 + 6%) = 1.893,5

Biết rằng re = 15%, ta có:

  • Với mức giá 17.640 đồng/cổ phiếu ông Lãi nên đầu tư vào cổ phiếu này.

– Phương pháp định giá cổ phiếu theo hệ số PE

  • Giá của một cổ phiếu thường = Thu nhập kỳ vọng một cổ phiếu thường x PE trung bình ngành

Tình huống thực tế:

Công ty cổ phần BBC vừa trả cổ tức cho cổ đông thường là 1.000 đồng/cổ phần. Đại hội cổ đông vừa thông qua định hướng phân phối cổ tức tăng trưởng ổn định hàng năm là 6%. Hãy ước lượng giá một cổ phần tại thời điểm hiện hành, biết rằng tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư là 15%/năm. Theo công thức trên ta có:

Vậy ước lượng giá một cổ phần tại thời điểm điểm hiện hành là 11.778 đồng/cổ phần

Tham gia thảo luận cùng chúng tôi tại đây