Cộng đồng nghề kế toán Việt Nam Chia sẻ kinh nghiệm nghề kế toán

Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư

Tổng quan về dự án đầu tư

Khái niệm và đặc điểm của đầu tư

– Đầu tư là quá trình sử dụng vốn để hình thành tài sản cần thiết, sau đã khai thác và sử dụng nhằm mục đích thu được lợi nhuận trong tương lai.

 – Đặc điểm của đầu tư:

Dự án đầu tư

 – Dự án đầu tư là một tập hợp các tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các khía cạnh, các nội dung liên quan tới việc thực hiện dự án đầu tư.

Quy trình đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư

Bước 1:Ước lượng dòng tiền ra và dòng tiền vào của dự án đầu tư.

Bước 2: Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án.

Bước 3: Sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư.

Bước 4: Ra quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ dự án đầu tư

Ước lượng của dòng tiền dự án đầu tư

Xác định dòng tiền ra (Outcash Flows)

Dòng tiền ra của dự án bao gồm:

+ Vốn đầu tư để hình thành tài sản cố định lúc ban đầu và vốn đầu tư bổ sung thêm TSCĐ trong quá trình vận hành dự án.

+ Vốn lưu động đầu tư lúc ban đầu và số VLĐ bổ sung thêm trong quá trình vận hành dự án

Xác định dòng tiền vào (Incash Flows)

Dòng tiền vào của dự án bao gồm:

+ Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

         = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao TSCĐ

         = Dòng tiền vào từ HĐKD – Dòng tiền ra từ HĐKD

+ Thu hồi vốn lưu động khi thu hẹp quy mô kinh doanh và thu hồi nốt khi kết thúc dự án

+ Thu thuần thanh lý TSCĐ = Giá bán thanh lý – Chi phí thanh lý – Thuế TNDN (nếu có)

Xác định dòng tiền thuần hàng năm của dự án

Dòng tiền thuần năm t = Dòng tiền vào năm t – Dòng tiền ra năm t

Quy ước trong xác định dòng tiền:

– Khoản tiền đầu tư ban đầu:

– Dòng tiền ra và vào phát sinh liên tục trong một năm:

– Đối với vốn lưu động:

Các nguyên tắc trong xác định dòng tiền của dự án

– Dòng tiền nên được đo lường trên cơ sở tăng thêm do đầu tư đưa lại

– Nên tính đến chi phí cơ hội 

– Nên bỏ qua chi phí chìm

– Nên tính đến ảnh hưởng chéo

– Nên tính đến lạm phát

– Nên bỏ qua ảnh hưởng của cơ cấu nguồn vốn bằng cách giả định dự án được tài trợ hoàn toàn bằng VCSH.

Phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư

Có 5 phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư

Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP)

Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP)

Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)

Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)

Phương pháp chỉ số sinh lời (PI)

Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư (PP)

         *Khái niệm và phương pháp xác đnh

         + Trường hợp thứ nhất: Dòng tiền thuần hàng năm đều đặn bằng nhau

+ Trường hợp thứ hai: Dòng tiền thuần hàng năm không đều đặn bằng nhau

Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư có chiết khấu (DPP)

         *Khái niệm và phương pháp xác đnh

         Theo phương pháp này, người ta xác định giá trị hiện tại của dòng tiền thuần hàng năm của dự án đầu tư, sau đó mới xác định thời gian hoàn vốn đầu tư của dự án.

Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)

         *Khái niệm: Giá trị hiện tại thuần của dự án là khoản tiền chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần hàng năm với khoản vốn đầu tư ban đầu.

         * Cách xác định NPV:

* Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư

         a. Khi các dự án có NPV <0 => Các dự án đều bị loại bỏ

         b. Khi các dự án có NPV = 0 => Các dự án có thể được lựa chọn

         c. Khi các dự án có NPV > 0, xét 2 trường hợp:

            + Nếu là các dự án độc lập nhau

            + Nếu là các dự án thuộc loại xung khắc nhau

Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)

         *Khái niệm: Tỷ suất sinh lời nội bộ là tỷ lệ chiết khấu để sao cho giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án đầu tư bằng 0

         * Cách xác định:

Tỷ suất sinh lời nội bộ là tỷ suất sinh lời bình quân của vốn đầu tư dự kiến đạt được trong suốt vòng đời của dự án.

* Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư

         a. Khi các dự án có IRR < r => Các dự án đều bị loại bỏ

         b. Khi các dự án có IRR = r => Các dự án có thể được lựa chọn

         c. Khi các dự án có IRR > r, xét 2 trường hợp:

            + Nếu là các dự án độc lập nhau

            + Nếu là các dự án thuộc loại xung khắc nhau

Phương pháp chỉ số sinh lời (PI)

* Khái niệm: Chỉ số sinh lời (PI) phản ánh mối quan hệ giữa tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần hàng năm của dự án đầu tư so với khoản vốn đầu tư ban đầu

* Công thức xác định:

* Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư

         a. Khi các dự án có PI < 1 => Các dự án đều bị loại bỏ

         b. Khi các dự án có PI = 1 => Các dự án có thể được lựa chọn

         c. Khi các dự án có PI > 1, xét 2 trường hợp:

            + Nếu là các dự án độc lập nhau

            + Nếu là các dự án thuộc loại xung khắc nhau

Phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trong điều kiện thực tế

Lựa chọn dự án đầu tư thuộc loại xung khắc có tuổi thọ khác nhau

– Bước 1: Xác định NPV của các dự án đầu tư

– Bước 2: Dàn đều NPV của từng dự án ra các năm tồn tại của dự án

– Bước 3: Dự án nào có kết quả ở bước 2 lớn nhất là dự án được lựa chọn

Đầu tư thay thế máy móc thiết bị

* Nguyên tắc: Sử dụng dòng tiền tăng thêm do dự án đầu tư thay thế tạo ra

* Cách xác định dòng tiền của dự án đầu tư thay thế:

 + Dòng tiền ra tăng thêm = Số vốn đầu tư cho máy mới + VLĐ bổ sung (nếu có) -Thu thuần thanh lý máy cũ

+ Dòng tiền vào tăng thêm = Lợi nhuận sau thuế tăng thêm + Khấu hao tăng thêm + Thu thuần thanh lý máy mới (nếu có) + Thu hồi VLĐ tăng thêm (nếu có)

Phân tích độ nhạy của dự án

* Mục đích: Nhằm xem xét mức độ tác động của các biến số chủ yếu như sản lượng, giá bán, chi phí cố định, biến phí tới NPV của dự án.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: Tuỳ theo dự án, lựa chọn các biến số chủ yếu có tác động mạnh tới NPV của dự án

Bước 2: Xem xét ảnh hưởng của từng biến số đã lựa chọn tới NPV của dự án.

Bước 3: Trên cơ sở đã biết được mức độ dao động của NPV của từng biến số thay đổi. Biến số nào có thay đổi lớn nhất là biến số tác động mạnh nhất tới dự án. Từ đó có thêm thông tin cho việc lựa chọn dự án.

Kết luận

1. Sử dụng dòng tiền thuần tăng thêm để đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư.

2. Nên tiếp cận theo quan điểm tổng đầu tư để đánh giá hiệu quả của dự án nhằm loại bỏ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính.

3. Tỷ suất chiết khấu sử dụng trong đánh giá hiệu quả dự án đầu tư theo quan điểm tổng đầu tư là chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án đầu tư.

4. Khi các dự án có mức độ rủi ro khác nhau, để so sánh được cần thiết phải điều chỉnh mức độ rủi ro để đảm bảo đồng nhất.

Tham gia thảo luận cùng chúng tôi tại đây