Định giá doanh nghiệp
Doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp
Khái niệm doanh nghiệp
– Theo Điều 4- Luật doanh nghiệp năm 2014: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
– Doanh nghiệp là một loại hàng hoá và nó có đầy đủ 2 thuộc tính của hàng hoá thông thường, nhưng đồng thời doanh nghiệp là một loại hàng hoá đặc biệt.
Khái niệm giá trị doanh nghiệp
Giá trị DN là biểu hiện bằng tiền của các khoản thu nhập mà DM mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai.
– Giá trị của doanh nghiệp có 2 cách tiếp cận:
+ Giá trị DN là tổng giá trị của toàn bộ số tài sản hiện hành của DN.
+ Giá trị DN là tổng giá trị hiện tại của dòng tiền mà DN mang lại trong tương lai.
Sự cần thiết phải định giá doanh nghiệp
– Giá trị DN là mối quan tâm của 3 loại chủ thể: Nhà nước, nhà đầu tư và nhà quản trị DN.
+ Cổ phần hoá, mua bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách DN.
+ Cơ sở của các quyết định về quản trị kinh doanh.
+ Cơ sở đưa ra các quyết định về đầu tư, tài trợ.
+ Giá trị DN là thông tin quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô.
Các phương pháp chủ yếu xác định giá trị DN
Phương pháp giá trị tài sản thuần
– Cơ sở lý luận:
+ DN về cơ bản giống như một loại hàng hoá thông thường
+ Sự hoạt động của DN bao giờ cũng được tiến hành trên cơ sở một lượng TS có thực, chúng cấu thành thực thể của DN.
+ TS của DN được hình thành từ hai nguồn vốn: Chủ sở hữu và Vay nợ
- Chính vì vậy, giá trị của DN (đối với chủ sở hữu) được tính bằng tổng giá trị của số TS mà DN hiện đang sử dụng vào SXKD sau khi đã trừ đi khoản nợ phải trả.
Công thức tổng quát được xây dựng như sau:
V0 = Vt – Vn
Trong đó:
V0: Giátrị TS thuần thuộc về chủ sở hữu DN
Vt: Tổng giá trị TS mà DN đang sử dụng vào SXKD
Vn: Giá trị các khoản nợ
– Cách thứ nhất: Dựa vào bảng CĐKT tại thời điểm đánh giá, lấy tổng giá trị TS phản ánh ở phần TS trừ đi các khoản nợ phải trả bên nguồn vốn.
Ví dụ 1: Công ty Hoàng Long có bảng CĐKT ngày 31/12?N như sau:

Lời giải VD 1, ta áp dụng công thức:
Vo= Tổng Tài sản – Tổng nợ
– Cách thứ 2:
+ Đánh giá lại giá trị tài sản theo giá thị trường tại thời điểm định giá
+ Giá trị tài sản thuần bằng chênh lệch giữa giá trị TS theo giá thị trường với tổng nợ phải trả.
Ví dụ 2:
Một DN có tài liệu sau:
A. Tổng giá trị TS theo sổ sách là 2.250 triệu đồng, nhưng khi đánh giá lại theo giá thị trường có sự thay đổi như sau:
1. Trong tổng nợ phải thu có:
– 50 triệu đồng xác định không thu được vì con nợ đã phá sản.
– 120 triệu đồng là nợ phải thu khó đòi, công ty mua bán nợ chi trả không quá 70 triệu.
– 80 triệu khả năng chỉ thu được 80%.
2. Giá trị hàng hoá tồn kho có một số loại giá trị tăng giảm như sau:
– Vật tư mất giá 40 triệu
– Hàng hoá A tồn kho tăng giá 90 triệu
– Hàng hoá B tồn kho 180 triệu bị mất phẩm chất phải huỷ bỏ toàn bộ
3. TSCĐ hữu hình được đánh giá lại tăng thêm 270 triệu
4. TSCĐ vô hình đánh giá lại giảm 30 triệu
B. Toàn bộ TS trên được tài trợ từ hai nguồn
1. Nợ phải trả 1.350 triệu trong đó có khoản nợ phải trả không trả được (nợ vô chủ) là 150 triệu
2. Nguồn vốn CSH là 900 triệu
Yêu cầu: Hãy xác định giá trị DN theo phương pháp tài sản thuần
Lời giải VD 2, áp dụng công thức:
V0 = Tổng tài sản – Tổng nợ
Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF)
Phương pháp chiết khấu cổ tức
Phương pháp này bao gồm:
+ Phương pháp chiết khấu cổ tức
+ Phương pháp chiết khấu lợi nhuận thuần
+ Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần
Cơ sở lý thuyết: Giá trị của một DN được đo bằng độ lớn của khoản thu nhập mà DN có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai và xác định theo công thức:

Trong đó:
V0: Giá trị DN
Ft: Thu nhập đem lại cho nhà đầu tư ở năm thứ t
r: Tỉ suất chiết khấu (tỉ suất sinh lời của NĐT)
n: Thời gian nhận được thu nhập (tính theo năm)
Quan điểm cơ bản: Giá trị thực của một DN phải được đánh giá bằng độ lớn của khoản cổ tức mà chủ sở hữu hy vọng sẽ nhận được từ chính DN đó.
Phương pháp xác định. Công thức tổng quát như sau:

+ Giả định 1: DN có thể chi trả lợi tức cổ phần một cách ổn định hàng năm

+ Giả định 2: Cổ tức chi trả hàng năm tăng một cách đều đặn theo một tỉ lệ ổn định là g (với g < i), ta có:

Xác định g:
- Lấy của quá khứ
- Dự đoán: g = ROE x Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế tái đầu tư
+ Giả định 3: Lợi tức cổ phiếu chi trả hàng năm khác nhau cho các thời điểm n, từ n+1 trở đi giả thiết tăng đều với tốc độ là g (với g < r)

Phương pháp chiết khấu lợi nhuận thuần
– Cơ sở của phương pháp: Giá trị của một DN được đo bằng độ lớn của các khoản lợi nhuận thuần mà DN có thể mang lại cho CSH trong suốt thời gian tồn tại của DN.
– Phương pháp xác định: Giá trị DN sẽ được tính bằng công thức:

Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần
– Cơ sở lý luận: Là phương pháp xác định giá trị DN dựa trên quan điểm của NĐT đa số:
+ Theo quan điểm của NĐT đa số mua DN giống như việc đổi lấy một dự án đang được triển khai, một cơ hội, để theo đó NĐT sau khi năm quyền kiểm soát còn có thể điều khiển dự án.
+ Đối với NĐT đa số, giá trị DN được đo bằng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần trong tương lai.
– Dòng tiền thuần toàn doanh nghiệp (FCFF)
Để xác định giá trị toàn DN, ta xác định dòng tiền của các NĐT bao gồm: Chủ nợ, cổ đông thường và cổ đông ưu đãi.
FCFF = [EBIT – thuế + khấu hao] – [Vốn đầu tư vào TSCĐ + Chênl lệch vốn lưu động]
+ Áp dụng công thức chiết khấu dòng tiền để xác định giá trị DN
+ Tỷ suất chiết khấu là WACC
+ Để xác định giá trị DN của CSH thì ta phải trừ đi giá trị các khoản nợ
– Cách xác định dòng tiền thuần
+ Dòng tiền thuần vốn chủ (FCFE)

- Áp dụng công thức chiết khấu dòng tiền để xác định giá trị DN.
- Tỷ suất chiết khấu là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của chủ sở hữu.
Tham gia thảo luận cùng chúng tôi tại đây
Hệ thống văn bản
Kế toán tài chính
-
Tình huống thực tế – Kế toán các khoản nợ phải trả (08/10/2019)
-
Tình huống thực tế – Kế toán các khoản phải thu (08/10/2019)
Kế toán quản trị
-
Kế toán quản trị doanh thu, kết quả kinh doanh (01/10/2019)
-
Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư (30/09/2019)
-
Quản trị chi phí, giá thành (27/09/2019)
Kế toán thuế
-
Đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (05/06/2020)
-
Các khoản doanh thu để tính vào thu nhập chịu thuế (02/08/2019)
-
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp (02/08/2019)