Kinh nghiệm quyết toán thuế cho doanh nghiệp và kế toán mới lần đầu quyết toán thuế
Kinh nghiệm quyết toán thuế cho doanh nghiệp và kế toán mới lần đầu quyết toán thuế
I . Các vấn đề khi quyết toán thuế hãy kiểm tra kỹ.
1 . Chi phí mua ngoài (chi phí mua ngoài không có hóa đơn chứng từ ):
Các chi phí không có hóa đơn chứng từ có độ rủi ro rất cao( Trừ các mặt hàng nông sản do dân có thể sản xuất nuôi trồng ), khi hạch toán thì mình đã phân loại ra vào một tài khoản nào đó tiện cho việc theo dõi, và mình ghi thẳng vào là (không có hóa đơn để kiểu gì cho dễ nhận biết),
*Giải pháp :
Chi phí không có hóa đơn nên tính toán khoản chi phí dự phòng cho khoản đó khi bị bóc có chi phí bù đắp lại.
2: Tiền lương, phụ cấp:
Khi làm bảng lương kế toán chúng ta vẫn còn non và sự hiểu biết còn hạn chế nên cứ phân ra tiền lương thành hai phần : lương cơ bản và phụ cấp.và cứ ung dung nghĩ rằng có bảng lương và có hợp động lao động là ok , nhưng nếu không chú ý kỹ phần này cũng là nguy cơ lớn bị loại . Công ty mình quyết toán đã không ghi rõ các khoản phụ cấp này trong hợp đồng lao động mà chỉ ghi chung chung ở quy chế lương là theo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty . nhưng trong bảng lương mình đã phân ra rõ các khoản phụ cấp trên bảng lương.
Thật ra là mình thừa hưởng mẫu hợp đồng + bảng lương này từ kế toán trước, không có tư duy , không am hiểu luật mình chỉ sửa lại thông tin và số liệu thôi và mình đã không nhận ra sự bất cập trong khâu hoàn thiện chứng từ sổ sách .
Thế là cơ quan thuế đã loại ra hết tất cả khoản phụ trong bảng lương với lý do: không được ghi trong hợp đồng lao động.
Khắc phục: Mình làm ngay Quy chế tài chính + Quy chế lương thưởng. Trong đó ghi rõ ràng danh sách phần phụ cấp bao gồm nhiều khoản, trong đó có 3 khoản phụ cấp mình đã ghi trên bảng lương.
*Giải pháp :
Các khoản phụ cấp các bạn nên thể hiện hay trên hợp đồng lao động ? chi tiết từng khoản nào bao nhiêu cho chắc chăn .
Cơ sở pháp lý: Trích dẫn Thông tư 78/2014, Thông tư 96/2015.
3. Chi tiền thưởng cho người lao động lễ tết :
Chi các khoản thưởng lễ tết khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
Các khoản tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty,
Nếu hợp đồng lao động mình “lỡ” không ghi các phụ cấp này, nhưng trong các quy chế khác mình có đủ thì mình vẫn đủ lý lẽ để phản bác.
* Giải pháp:
Các bạn hoàn thiện hồ sơ hợp thức hóa các khoản thưởng đó mà chỉ vẽ trên sổ sách thì nên lập biên bản họp, quyết định chi thưởng cụ thể, chứng từ thanh toán phải nhất quán.
4: Chi phí không phục vụ:
Chi phí không phục vụ là chi phí có hóa đơn, chứng từ nhưng theo thuế là không phục vụ sản xuất kinh doanh. Phần này, thực tế công ty chúng ta có phát sinh, nếu các bạn muốn chứng minh thì các bạn phải có đầy đủ chứng từ để thể hiện .
5: Chi phí công tác:
Tiền phòng, tiền ăn tiếp khách, vé máy bay…Theo thông tư của Nhà nước thì yêu cầu bạn có hóa đơn hợp lệ, quyết định công tác, nếu vé máy bay, tàu xe gì đó thì cần có thêm vài yêu cầu (theo thông tư 78/2014, thông tư 96/2015) là đủ.
a: Đối với vé máy bay:
Đối với vé máy bay đi công tác ( Công ty đối tác ở một nơi nhưng lại đi công tác ở một nơi )thì chúng ta nên chuẩn bị như thư mời hoặc chứng minh được là đàm phán hợp đồng với đối tác ở nơi khác
*Giải pháp :
Chúng ta nên in lại các email hoặc thư mời của đối tác để phục vụ công tác quyết toán khi thuế hỏi như : quyết định công tác , lịch trình công tác , vé điện tử , hóa đơn , cuốngvé, chứng từ thanh toán
b: Đối với tiền phòng, tiền tiếp khách:
Mặc dù có hóa đơn + quyết định + giấy đi đường nhưng vẫn bị vặn vẹo vi ghi ngờ lấy hóa đơn khống . Những cái này thực tế thì có nhưng làm gì có chuyện đi công tác là lúc nào cũng sẽ có đầy đủ những gì họ đòi.
* Giải pháp:
Chúng ta phải vẽ lịch trình công tác đi đâu , gặp ai có xác nhận của nơi đến công tác là đối tác chẳng hạn ……..
Đến lúc chẳng may họ yêu cầu thì thì bạn đưa cho họ thấy cái đó, đỡ mất công giải thích dài dòng mất thời gian, muốn có biên bản, thì bạn làm ra biên bản.
6: Chi phí thuê nhà:
Năm 2014,2015 chi phí thuê nhà cần đáp ứng đủ điều kiện sau đây thì mới được tính vào chi phí hợp lý:
* Có hợp đồng.
* Có hóa đơn thuế cấp
* Nếu từ 20 triệu thì phải chuyển khoản qua ngân hàng
Nếu lỡ thanh toán bằng tiền mặt thời điểm trươc thông tư 78/2014 ra đời thì không cần điều chỉnh lại vì trong thông tư có nói một câu ( đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này).
Điều 6 thông tư 78/2014 có hiệu lực từ 02/08/2014.
7: Đối với sản xuất , nhà hàng.
Chúng ta phải lập ra được định mức cho từng sản phẩm , Nếu có tăng giảm trong định mức thì chúng ta phải lập biên bản họp và quyết định điều chỉnh định mức tăng giảm từ thời điểm nào . Cái này xây dựng và lưu giữ nội bộ phục vụ công tác quyết toán thuế chứ ko phải nộp lên cơ quan thuế .
II. Công tác chuẩn bị sẵn sàng quyết toán.
– Bảng kê mua vào, bán ra
– Nhật ký chung
-Sổ cái các tài khoản
-Sổ chi tiết các tài khoản
-Công nợ phải thu, phải trả ( tổng hợp ,chi tiết)
-Sổ quỹ
-Tiền gửi ngân hàng
-Tổng hợp tồn kho, chi tiết từng mặt hàng
– Hóa đơn mua vào, bán ra.
-Chứng từ xuất nhập khẩu.
-Sổ phụ ngân hàng.
-Các khế ước vay nợ ngân hàng, vay cá nhân.
– Hợp đồng lao động, bảng lương, quy chế lương, quy chế tài chính.quyết định tăng giảm lương,quyết định thôi việc, hồ sơ lao động.
Chú ý :
Kiểm tra ký cẩn thận , riêng hợp đồng lao động và bảng lương , hồ sơ thì chữ ký thống nhất một loại chữ ký nếu khác thì nên làm bảng đăng ký chữ ký ( mỗi người đăng ký 2 chữ chẳng hạn ).Ngày lấy lương là sau ngày xác nhận sơ yếu lý lịch của người lao động ,(hiện tượng làm khống lương nên nếu bị soi là dễ bị bóc khoảng thời gian đó ).
Tham gia thảo luận cùng chúng tôi tại đây
Hệ thống văn bản
Kế toán tài chính
-
Tình huống thực tế – Kế toán các khoản nợ phải trả (08/10/2019)
-
Tình huống thực tế – Kế toán các khoản phải thu (08/10/2019)
Kế toán quản trị
-
Kế toán quản trị doanh thu, kết quả kinh doanh (01/10/2019)
-
Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư (30/09/2019)
-
Quản trị chi phí, giá thành (27/09/2019)
Kế toán thuế
-
Đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (05/06/2020)
-
Các khoản doanh thu để tính vào thu nhập chịu thuế (02/08/2019)
-
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp (02/08/2019)