Cộng đồng nghề kế toán Việt Nam Chia sẻ kinh nghiệm nghề kế toán

Phân phối lợi nhuận

Nguyên tắc phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp

+ Đảm bảo hài hoà lợi ích giữa chủ sở hữu doanh nghiệp với các chủ thể khác.

+ Đảm bảo hài hoà lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài.

Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước

Theo Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 quy định: Lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại được phân phối như sau:

Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có).

2. Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế.

3. Số lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi các nội dung quy định tại các Khoản 1, 2 được phân phối như sau:

a) Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển.

b) Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi:

– Xếp loại A được trích 3 tháng lương thực hiện

– Xếp loại B được trích 1,5 tháng lương thực hiện

– Xếp loại C được trích 1 tháng lương thực hiện

Doanh nghiệp không thực hiện xếp loại thì không được trích lập

c) Trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên

– Xếp loại A được trích 1,5 tháng lương thực hiện của Viên chức quản lý doanh nghiệp;

– Xếp loại B được trích 01 tháng lương thực hiện của Viên chức quản lý doanh nghiệp;

– Xếp loại C hoặc doanh nghiệp không thực hiện xếp loại thì không được trích lập quỹ thưởng người quản lý, kiểm soát viên.

d) Các doanh nghiệp trích hai quỹ khen thưởng, phúc lợi mà không đủ mức theo quy định tại Điểm b Khoản này, thì được giảm trừ phần trích lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi nhưng tối đa không vượt quá mức trích vào quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính.

đ) Số lợi nhuận còn lại sau khi trích lập theo quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này được nộp về Ngân sách nhà nước.

Chính sách cổ tức của công ty cổ phần

  1. Cổ tức và nguồn gốc tổ chức
  2. Quy định pháp lý về trả cổ tức ở Việt Nam
  3. Các chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức
  4. Các chính sách trả cổ tức
  5. Các hình thức trả cổ tức
  6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức

Cổ tức và nguồn gốc cổ tức

Khái niệm: Cổ tức là phần lợi nhuận sau thuế dành để trả cho cổ đông hiện hành

Nguồn gốc: Từ lợi nhuận sau thuế

Chính sách cổ tức: thể hiện quyết định giữa việc trả lợi nhuận cho cổ đông so với việc tái đầu tư lợi nhuận vào chính công ty đó.

Mục tiêu của chính sách cổ tức: Tối đa hóa giá trị công ty

Quy định pháp lý về trả cổ tức ở Việt Nam

Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức:

+ Từ lợi nhuận dòng đã thực hiện

+ Sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế

+ Sau khi đã bù lỗ

+ Phải đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn

Các chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức

– Thu nhập một cổ phần thường (EPS)

– Cổ tức một cổ phần thường (DPS)

– Hệ số chi trả cổ tức

– Tỷ lệ cổ tức

– Tỷ suất cổ tức

– Hệ số giá trên thu nhập (PE)

Các chính sách trả cổ tức

a. Chính sách ổn định cổ tức

– Theo chính sách này Công ty đảm bảo duy trì việc trả cổ tức liên tục qua các năm, mức trả cổ tức qua các năm là tương đối ổn định mặc dù lợi nhuận hàng năm có thể biến động. – Hiện nay do hiện tượng lạm phát làm cho các công ty có xu hướng trả cổ tức tăng trưởng theo một tỷ lệ nhất định.

Ø  Lợi nhuận ròng (dự kiến) = 400 triệu

  • Hệ số nợ tối ưu là 40%
  • Nhu cầu vốn đầu tư (dự kiến) = 500 triệu
  • Mức trả cổ tức năm trước: 2.000 đồng/cổ phần
  • Số lượng cổ phần thường đang lưu hành: 100.000 cổ phần
  • Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến duy trì 5% mỗi năm
  • Cổ tức mỗi cổ phần:……. đồng
  • Lợi nhuận tái đầu tư:……..
  • Vay vốn:………….
  • Phát hành cổ phần thường mới:……….

* Ưu điểm của chính sách ổn định cổ tức:

+ Chính sách cổ tức ổn định đưa ra thông tin hay tín hiệu về sự ổn định trong kinh doanh

+ Tạo ra thu nhập thực tế cho cổ đông. Có rất nhiều cổ đông sử dụng cổ tức để đáp ứng nhu cầu chi tiêu hiện tại

+ Ổn định thành phần cổ đông, thuận lợi cho công tác quản lý

+ Giúp công ty dễ dàng niêm yết chứng khoán

* Hạn chế của chính sách ổn định cổ tức:

+ Ảnh hưởng đến nguồn vốn bên trong

+ Công ty phải phát hành chứng khoán mới để huy động vốn dẫn đến mất chi phí phát hành và chi sẻ quyền kiểm soát.

b. Chính sách thặng dư cổ tức

 – Mô hình trả cổ tức thặng dư chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các cơ hội đầu tư và khả năng nguồn tiền dành tài trợ cho việc đầu tư. – Nhà đầu tư sẽ ưu thích tái đầu tư hơn nhận cổ tức nếu việc tái đầu tư đem lại tỷ suất sinh lời lớn hơn so với đầu tư nơi khác.

Ø  Lợi nhuận ròng (dự kiến) = 500 triệu

  • Hệ số nợ tối ưu là 40%
  • Nhu cầu vốn đầu tư (dự kiến) = 600 triệu
  • Số lượng cổ phần thường đang lưu hành: 100.000 cổ phần
  • Mức trả cổ tức năm trước: 2.000 đồng/cổ phần
  • Nhu cầu vốn vay nợ = …………..
  • Nhu cầu vốn chủ sở hữu = …………..
  • Cổ tức trả cho cổ đông = …………..
  • Cổ tức một cổ phần= …………..

* Ưu điểm của chính sách thặng dư cổ tức

+ Một là: Trường hợp công ty đang có nhiều cơ hội đầu tư tăng trưởng

+ Hai là: Công ty sẽ giảm được chi phí sử dụng vốn vì giảm chi phí phát hành

+ Ba là: Giúp cổ đông tránh thuế hoặc hoãn thuế thu nhập cá nhân

+ Bốn là: Tránh phải phân chia quyền kiểm soát, biểu quyết

* Hạn chế của chính sách thặng dư cổ tức

+ Một là: Không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ở hiện tại của cổ đông, khiến một bộ phận cổ đông phải bán bớt CP => giá CP có xu hướng giảm

+ Hai là: Hình ảnh công ty trong mắt nhà đầu tư không được đánh giá cao

+ Ba là: Làm tăng nguy cơ rủi ro cho các cổ đông hiện hành.

Các hình thức trả cổ tức

a. Hình thức trả cổ tức bằng tiền

– Khái niệm: Cổ tức bằng tiền là khoản lợi nhuận sau thuế được biểu hiện bằng một lượng tiền mà công ty trả cho cổ đông hiện hành.

– Tác động: Làm giảm tài sản công ty dẫn đến giảm giá trị sổ sách cổ phần so với trước khi trả cổ tức. 

b. Hình thức cổ tức cổ phiếu

– Khái niệm: Cổ tức cổ phiếu là khoản lợi nhuận sau thuế được biểu hiện dưới dạng cổ phiếu mà công ty phát hành mới để chia thêm cho các cổ đông hiện hành.

– Trả cổ tức cổ phiếu giống như việc chia tách cổ phiếu

– Tác động: Hình thức này làm tăng số lượng cổ phần lưu hành nên làm giảm giá trị cổ phần 

c. Trả cổ tức bằng tài sản

Một công ty trả cổ tức bằng tài sản, chẳng hạn công ty trả bằng sản phẩm hay bằng chính những chứng khoán mà công ty đang nắm giữ của các công ty khác.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức

Tham gia thảo luận cùng chúng tôi tại đây