Quản lý vốn kinh doanh
TỔNG QUAN VỀ VỐN KINH DOANH
– Vốn kinh doanh: là số tiền đầu tư hình thành nên tài sản cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
– Vốn kinh doanh = Vốn cố định + Vốn lưu động
+ Vốn cố định là số tiền đầu tư hình thành TSCĐ
+ Vốn lưu động là Số tiền đầu tư hình thành TSLĐ
Quản lý vốn cố định
Khấu hao tài sản cố định
a. Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ
* Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ hữu hình
– Về lợi ích kinh tế
– Về nguyên giá
– Về thời gian sử dụng
– Về giá trị
* Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ vô hình:
Mọi khoản chi thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn đồng thời cả bốn điều kiện trên mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình
b. Nguyên tắc khấu hao
– Thứ nhất: Mức khấu hao phải phù hợp với mức độ hao mòn
– Thứ hai: Tất cả TSCĐ liên quan đến hoạt động kinh doanh thì đều phải trích khấu hao
Trừ các trường hợp sau:
+ TSCĐ đã khấu hao hết còn sử dụng được.
+ TSCĐ phúc lợi, công cộng.
+ TSCĐ là giá trị quyền sử dụng đất lâu dài.
+ TSCĐ thuê hoạt động
c. Các phương pháp tính khấu hao
* Phương pháp khấu hao đường thẳng
Công thức:

Trong đó:
Mkh : Mức khấu hao hàng năm
NG: Nguyên giá TSCĐ
T: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (thời gian KH)
t%: Tỷ lệ khấu hao bình quân
* Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh
– Nguyên tắc: Những năm đầu tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần cho tới khi số khấu hao tính được nhỏ hơn số KH tính bình quân giữa giá trị còn lại với thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ thì chuyển sang phương pháp khấu hao đường thẳng.
* Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh
– Cách xác định:
+ Giai đoạn đầu: Mt = G x T%
G = Nguyên giá – Số tiền khấu hao lũy kế
T% = (1/T) x Hệ số điều chỉnh
+ Giai đoạn cuối: M = G/số năm sử dụng còn lại
* Phương pháp theo số lượng, khối lượng sản phẩm
+ Công thức xác định:

NG : Nguyên giá TSCĐ
Q : Sản lượng theo công suất thiết kế trong suốt đời hoạt động của TSCĐ
Qt : Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm t
Mt : Mức tính khấu hao năm t
d. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý sử dụng VCĐ

2. QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG
Hình thức biểu hiện và đặc điểm
– Khái niệm VLĐ:
– Hình thức biểu hiện của VLĐ:
– Đặc điểm của VLĐ:
– Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VLĐ

Quản lý vốn bằng tiền
Lợi ích dự trữ vốn bằng tiền
– Đảm bảo duy trì hoạt động SXKD diễn ra bình thường và liên tục
– Phòng ngừa mọi bất trắc xảy ra trong quá trình kinh doanh, duy trì khả năng thanh toán
– Tạo điều kiện để DN nắm được các thời cơ (cơ hội) tốt trong kinh doanh
Bất lợi do dự trữ vốn bằng tiền
– Phát sinh chi phí quản lý
– Rủi ro do hiện tượng lạm phát, thay đổi tỷ giá
– Phát sinh chi phí cơ hội của vốn bằng tiền
Nội dung quản lý vốn bằng tiền
– Xác định mức dự trữ vốn bằng tiền hợp lý
– Dự báo và lập kế hoạch vốn bằng tiền
– Quản lý sử dụng các khoản thu- chi vốn bằng tiền
Quản lý các khoản phải thu
Nguồn gốc: Nợ phải thu chủ yếu hình thành do DN thực hiện bán chịu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
Lợi thế: Đẩy mạnh tiêu thụ sp, tăng LN.
Bất lợi: Phát sinh chi phí quản lý, rủi ro, mất chi phí cơ hội của vốn
Nội dung quản lý NPT:
* Phân tích, đánh giá tình hình tài chính khách hàng
* Dự báo khoản nợ phải thu trung bình năm kế hoạch
* Xây dựng và ban hành quy chế quản lý các khoản nợ phải thu, phân công và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản công nợ;
* Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ; thực hiện phân loại các khoản nợ (nợ luân chuyển, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), thường xuyên phân tích tuổi nợ, đôn đốc thu hồi nợ.
* Công ty được quyền bán các khoản nợ phải thu theo quy định của pháp luật. Giá bán các khoản nợ do các bên tự thoả thuận.
* Công ty phải trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó đòi. Nợ phải thu không có khả năng thu hồi, công ty có trách nhiệm xử lý.
Quản trị vốn tồn kho
Khái niệm: Vốn tồn kho là biểu hiện bằng tiền của hàng tồn kho mà doanh nghiệp dự trữ để phục vụ cho việc sản xuất hoặc bán ra sau này.
– Hình thức của hàng tồn kho: NVL, CCDC tồn kho hoặc hàng mua đang đi trên đường, sản phẩm dở dang, TP, HH tồn kho; TP, HH đang gửi bán.
Lợi thế: Đảm bảo cho hoạt động SXKD liên tục
Bất lợi: Phát sinh chi phí quản lý, hao hụt, mất chi phí cơ hội của vốn.
Nội dung quản lý vốn tồn kho:
* Phải xác định mức tồn kho dự trữ hợp lý: Sử dụng phương pháp EOQ (phương pháp sản lượng đặt hàng kinh tế hay phương pháp tổng chi phí tối thiểu)
*Công ty có quyền và chịu trách nhiệm xử lý ngay những hàng hóa tồn kho kém, mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, ứ đọng, chậm luân chuyển để thu hồi vốn.
* Cuối kỳ kế toán, khi giá gốc hàng tồn kho ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thu hồi được thì công ty phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định.
Tham gia thảo luận cùng chúng tôi tại đây
Hệ thống văn bản
Kế toán tài chính
-
Tình huống thực tế – Kế toán các khoản nợ phải trả (08/10/2019)
-
Tình huống thực tế – Kế toán các khoản phải thu (08/10/2019)
Kế toán quản trị
-
Kế toán quản trị doanh thu, kết quả kinh doanh (01/10/2019)
-
Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư (30/09/2019)
-
Quản trị chi phí, giá thành (27/09/2019)
Kế toán thuế
-
Đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (05/06/2020)
-
Các khoản doanh thu để tính vào thu nhập chịu thuế (02/08/2019)
-
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp (02/08/2019)