Quản trị chi phí, giá thành
>> Xem thêm: Kế hoạch ngân sách
Chi phí và phân loại chi phí
Chi phí
– Tất cả những hao phí bỏ ra trong kỳ (tiêu tốn nguồn lực của doanh nghiệp)
– Biểu hiện bằng tiền
– Để đạt mục tiêu của doanh nghiệp
* Kế toán chi phí truyền thống => phân bổ chi phí cho từng hoạt động => làm rất nhanh nhưng thiếu chính xác.
* Kế toán chi phí hiện đại: chi phí phát sinh thuộc vào hoạt động nào thì phân bổ theo tiêu thức của hoạt động đó => cách làm này chính xác hơn nhưng lại phức tạp.
Ví dụ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh từ hoạt động sàn xuất => phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất; Chi phí bảo trì phân bổ theo số giờ máy chạy; Chi phí sửa chữa tài sản phân bổ đúng theo tài sản đó…
Phân loại chi phí
– Các cách phân loại chi phí:
+ Phân loại theo chức năng của chi phí
+ Phân loại theo bản chất kinh tế của chi phí
+ Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí + Phân loại theo mối quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
- Phân loại theo chức năng của chi phí
– Chi phí sản xuất gồm: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC.
– Chí phí ngoài sản xuất: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…
- Phân loại theo bản chất kinh tế của chi phí
– Chi phí NVL
– Chi phí nhân công
– Chi phí khấu hao TSCĐ
– Chi phí dịch vụ mua ngoài
– Chi phí khác
Lưu ý: Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động
+ Chi phí cố định
+ Chi phí biến đổi
+ Chi phí hỗn hợp
Cách phân tích chi phí hỗn hợp thành chi phí cố định và chi phí biến đổi (Phương pháp “Tối đa, tối thiểu”
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất
Phương pháo kế toán chi phí xản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháo kế toán chi phí xản xuất theo phương pháp kê khai đầu kỳ

Những lưu ý khi tập hợp chi phí
- Chi phí NVLTT (TK621):
- Giá trị NVL thừa chưa sử dụng hết
- Giá trị phế liệu thu hồi từ sản xuất
- Giá trị vật liệu vượt mức bình thường
- Giá trị vật liệu dùng để sửa chữa sản phẩm hỏng trong và ngoài định mức (Hạch toán riêng được)
- Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622)
- Chi phí nhân công vượt mức bình thường
- Chi phí nhân công sửa chữa sản phẩm hỏng trong và ngoài định mức (Hạch toán riêng được)
- Chi phí sản xuất chung (TK 627)
- Chi phí SXC vượt mức bình thường
- Chi phí nhân công sửa chữa sản phẩm hỏng trong và ngoài định mức (Hạch toán riêng được)
- Xử lý chi phí SXC cố định khi kết chuyển để tính giá thành sản xuất
GIÁ THÀNH
Giá thành là gì?
+ Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành trong kỳ.
+ Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành còn là căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các loại giá thành
Các loại giá thành xét theo phạm vi chi phí và thời điểm tính giá thành:
– Giá thành sản xuất theo biến phí
– Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí
– Giá thành sản xuất đầy đủ
– Giá thành toàn bộ theo biến phí
– Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ
Các phương pháp tính giá thành
3.1. Tổng quan
- Quy trình tính giá thành là tính giá tài sản gồm:
+ Tính giá sản phẩm dở dang.
+ Tính giá sản phẩm hỏng.
+ Tính giá sản phẩm phụ.
+ Tính giá SP hoàn thành.
+ Quy trình tính giá thành mang đặc điểm tính giá hàng tồn kho (bình quân, đích danh, nhập trước xuất trước).
- Về mặt kĩ thuật, tính giá thành là phân bổ chi phí SX (Áp dụng phân bổ ở những mức độ và theo thủ tục khác nhau).
- Tiêu thức phân bổ cơ bản:
+ Kết quả sản xuất (khối lượng và khối lượng tương đương).
+ Hoặc các tiêu chuẩn về giá trị (Giá thành định mức hoặc kế hoạch).
- Khối lượng tương đương
– Là một chỉ tiêu hiện vật mang tính danh nghĩa;
– Được xác định để phân bổ chi phí;
– Được tính theo từng khoản mục chi phí và theo từng phương pháp (bình quân, nhập trước xuất trước);
– Tính trên cơ sở: Khối lượng thực tế và tỷ lệ hoàn thành từng khoản mục chi phí;
– Các chỉ tiêu chủ yếu:
+ Sản phẩm dở dang đầu kì đã hoàn thành.
+ Sản phẩm mới sản xuất đã hoàn thành.
+ Sản phẩm dở dang cuối kì.
– Xác định khối lượng tương đương phương pháp bình quân. Tổng khối lượng tương đương gồm:
+ Khối lượng tương đương của sản phẩm hoàn thành trong kì
Q’ht = Qht x 100%
+ Khối lượng tương đương của SPDD cuối kì
Q’dck = Q dck x m c (%)
+ Khối lượng tương đương của SP dở đầu kì trong kì đã hoàn thành:
Q’dđk = Qdđk ( 100%- mđ%)
+ Khối lượng tương đương của sản phẩm mới đưa vào SX và đã hoàn thành trong kì
Q’ht = (Qht – Qdđk) x 100%
+ Khối lượng tương đương của SPLD cuối kì
Q’dck = Q dck x m c (%)

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Đánh giá SPDD theo CP NVL chính TT hoặc CP NVL TT
Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí NVL, còn các khoản chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành

- Áp dụng phương pháp này gắn với các phương pháp tính giá hàng tồn kho
+ Phương phương pháp bình quân (Công thức đã nêu)
+ Phương pháp nhập trước xuất trước (Công thức sau)

- Đối với những DN có quy trình công nghệ SXSP phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau thì SPDD của giai đoạn đầu tiên được tính theo chi phí NVL trực tiếp, còn SPDD của các giai đoạn sau được đánh giá theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang.
- Trường hợp DN có tổ chức tập hợp riêng chi phí NVLC trực tiếp thì có thể đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
Đánh giá SPDD theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
- Nội dung của phương pháp:
+ Tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ đầy đủ các khoản mục chi phí. Tiêu thức phân bổ chi phí là khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang.
+ Tuỳ theo yêu cầu quản lý, kiểm soát chi phí, doanh nghiệp có thể đánh giá theo phương pháp nhập trước xuất trước hoặc phương pháp bình quân gia quyền.
Kĩ thuật đánh giá sản phẩm dở dang
– Phương pháp bình quân
- Áp dụng công thức dưới đây đối với từng khoản mục chi phí
- Tỷ lệ hoàn thành theo từng khoản mục chi phí của SPDD CK là khác nhau

– Phương pháp Nhập trước – xuất trước
- Công thức sau đây được áp dụng cho từng khoản mục chi phí
- Khoản mục CP bỏ vào 1 lần từ đầu (Hoàn thành 100% đối với SPLD đầu kì, cuối kì: mđ = 100%; mc = 100%)
- Khoản mục chi phí phát sinh dần dần hoặc theo một quy luật nào đó.

– Phương pháp định mức (hoặc theo giá thành kế hoạch)
- Đối với cáo doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí cho từng loại sản phẩm.
- Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng SPDD, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định, mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.
Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành theo công việc
– Áp dụng thích hợp với những DN tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc vừa, có giá trị cao, kích thước lớn theo các đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài và riêng rẽ.
– Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là từng phân xưởng (đội, tổ sản xuât) và từng đơn đặt hàng của từng phân xưởng.
– Đối tượng tính giá thành là TP của từng đơn đặt hàng.
– Kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất
Các phương pháp tính giá thành theo quá trình
- Phương pháp cơ bản (Phương pháp tính trực tiếp)
– Áp dụng thích hợp với DN quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kễ liên tục.
– Đối tượng tính giá thành phù hợp đối tượng kế toán tập hợp CPSX, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo
– Công thức:

- Phương pháp phân bước
– DN có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau, NTP đã hoàn thành ở giai đoạn trước lại được tiếp tục chế biến ở bước sau.
– Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là quy trình công nghệ sản xuất của từng giai đoạn (phân xưởng, đội sản xuât).
– Đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng, hoặc nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở GĐ cuối cùng.
– Phương pháp phân bước có 2 phương án tính giá thành
+ Phương pháp phân bước có tính giá thành NTP
Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm áp dụng thích hợp trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm ở các giai đoạn chế biến và thành phẩm của giai đoạn cuối cùng.
Tính giá thành từng giai đoạn, tại mỗi giai đoạn:
- Đánh giá SPLD, sản phẩm hỏng…;
- Tính giá thành;
- Kết chuyển chi phí sang giai đoạn tiếp theo.
Việc đánh giá SPLD ở các giai đoạn sau cần phân chia chi phí của từng giai đoạn nằm trong SPLD để phân bổ cho phù hợp

+ Phương pháp phân bước không tính GT nửa thành phẩm
Theo phương pháp này kế toán chỉ cần tính được giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.
- Tính chi phí của từng giai đoạn kết tinh trong giá thành (hoặc kết tinh trong SPLD, SP hỏng)
- Tổng hợp chi phí các giai đoạn để tính giá thành (hoặc tính chi phí SX dở dang, chi phí SX SP hỏng)

Trong đó: Khối lượng sản phẩm mà chi phí GĐ I có kết tinh được quy về khối lượng tương đương, gồm: Khối lượng SP hoàn thành cuối cùng, Khối lượng SP dở dang giai đoạn I và các giai đoạn sau, khối lượng SP hỏng giai đoạn I và các giai đoạn sau.

Lập Báo cáo sản xuất (BCSX)
– Mục đích lập BCSX là tổng hợp toàn bộ hoạt động diễn ra liên quan đến tình hình sản xuất của từng PX, giai đoạn công nghệ trong một chu kỳ sản xuất của DN.
– Nội dung báo cáo sản xuất gồm 3 phần:
+ Phần 1: Kê khối lượng và khối lượng tương đương.
+ Phần 2: Tổng hợp chi phí và tính chi phí đơn vị.
+ Phần 3: Cân đối chi phí.
– Phương pháp lập BCSX. Có 2 phương pháp:
+ Phương pháp bình quân;
+ Phương pháp NT – XT.
- Lập BCSX theo phương pháp bình quân
Phần 1: Kê khối lượng và khối lượng tương đương.
Khối lượng tương đương gồm:
- Khối lượng sản phẩm hoàn thành (Q’ht = Qht)
- Khối lượng tương đương của SPDD cuối kỳ (Qdck x mc%)
Phần 2: Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị:
Tổng chi phí gồm: (CdđK + C)
- Chi phí dở dang đầu kỳ và
- Chi phí phát sinh trong kỳ

Phần 3: Cân đối chi phí của phân xưởng
Phần này gồm 2 nhóm chỉ tiêu:
- Nguồn chi phí (đầu vào):
- Gồm chi phí dở dang đầu kỳ và
- Chi phí phát sinh trong kỳ.
- Phân bổ chi phí (đầu ra) : Phân bổ cho kết quả SX
- Giá thành khối lượng SP hoàn thành
- Chi phí dở dang cuối kỳ
- Phương pháp nhập trước xuất trước
Phần 1: Kê khối lượng và khối lượng tương đương gồm 3 bộ phận
- Khối lượng tương đương của khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ [
Q’dđk x (100%- mđ%)]
- Khối lượng mới bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ (Q’bht = Qht – Qdđk )
- Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ (Qdck x m c%)
Phần 2: Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị
- Tổng hợp chi phí: Là tổng chi phí phát sinh trong kỳ (C)
- Chi phí đơn vị (c): Đây chính là chi phí đơn vị của khối lượng sản phẩm được thực hiện kỳ này (không kể phần kỳ trước chuyển sang).

Phần 3: Cân đối chi phí
- Nguồn chi phí (đầu vào) gồm:
- Chi phí dở dang đầu kỳ và
- Chi phí phát sinh trong kỳ.
- Phân bổ chi phí (đầu ra):
- Tính cho khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ: Gồm chi phí dở dang đầu kỳ, và phần chi phí trong kỳ phân bổ cho khối lượng tương đương của SPDD đầu kỳ [Cdđk + ci x Qdđk x (100%- mđ%)]
- Giá thành khối lượng bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ (Qbht x ci).
- Chi phí dở dang cuối kỳ (Cck = ci x Qdck x mc%)

- Phương pháp hệ số
– Áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau.
– Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành từng sản phẩm do quy trình sản xuất đó đã hoàn thành.
– Trình tự tính như sau:
+ Xác định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số giá thành, trong đó lấy loại có hệ số 1 làm sản phẩm tiêu chuẩn (Hi)
+ Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số giá thành đã quy định để tính đổi sản lượng từng loại ra sản lượng tiêu chuẩn (Qtc)
Qhttc = Tổng(Qhti x Hi)
– Đánh giá sản phẩm dở dang (nếu có)
+ Theo chi phí NVLTT
+ Theo sản lượng hoàn thành tương đương
– Tính tổng giá thành của nhóm sản phẩm
Z = Cdđk + C – Cdck
– Tính tổng giá thành từng loại sản phẩm
Cách 1: Zi = Z x (Qhti x Hi)/Q’ht
Cách 2: Tính giá thành đơn vị SP tiêu chuẩn và từ đó tính giá thành đơn vị của SP cụ thể theo Hi

- Phương pháp tỷ lệ (Giới thiệu)
– Áp dụng thích hợp trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất là 1 nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau.
– Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm.
Bước 1: Chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành
Tiêu chuẩn phân bổ giá thành có thể là giá thành kế hoạch, giá thành định mức của sản phẩm
Bước 2: Tính tổng tiêu chuẩn phân bổ (Tổng GT kế hoạch hoặc định mức) của từng quy cách:
Tổng giá thành định mức (KH) = SL thực tế (x) giá thành định mức đơn vị (KH)

Lưu ý: Để tính tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm, căn cứ vào chi phí tập hợp được và chi phí SX dở dang cuối kì.
Nếu chi phí SX dở dang cuối kì chưa biết thì phải xác định (Thông thường theo phương pháp tính theo chi phí định mức hoặc kế hoạch).
>> Xem thêm: Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư
Tham gia thảo luận cùng chúng tôi tại đây
Hệ thống văn bản
Kế toán tài chính
-
Tình huống thực tế – Kế toán các khoản nợ phải trả (08/10/2019)
-
Tình huống thực tế – Kế toán các khoản phải thu (08/10/2019)
Kế toán quản trị
-
Kế toán quản trị doanh thu, kết quả kinh doanh (01/10/2019)
-
Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư (30/09/2019)
-
Quản trị chi phí, giá thành (27/09/2019)
Kế toán thuế
-
Đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (05/06/2020)
-
Các khoản doanh thu để tính vào thu nhập chịu thuế (02/08/2019)
-
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp (02/08/2019)